From the tragic incident in Hanoi to the question: What does it means to be civilized?

9 minute read

Published:

This reflection is inspired by the recent tragic incident in Hanoi. On September 12, 2023, at around 23:30 ICT (UTC+07:00), a devastating fire broke out in a nine-story microapartment building. Of the approximately 150 residents, 56 lost their lives and 37 were injured. My heartfelt condolences go out to the victims and their families. Here, I share my thoughts in both Vietnamese (first) and English.


Mục Lục (Table of Contents)

  1. Bản Tiếng Việt (Vietnamese version)
  2. Bản Tiếng Anh (English version)

Vietnamese version

Theo bạn, văn minh là gì? Có thể bạn sẽ nói rằng: văn minh đồng nghĩa với việc là phải giàu sang về mặt kinh tế, là phải hoa lệ và hoành tráng, sạch sẽ và trật tự. Hoặc bạn cũng có thể cho rằng văn minh nghĩa là việc được tiếp cận dễ dàng với những tiện ích và tiện nghi trong cuộc sống.

Mình thấy rằng các cách hiểu như vậy đều không sai. Đúng lý mà nói, có rất nhiều cách để chúng ta có thể định nghĩa văn minh là gì. Với mình, văn minh đôi khi chỉ đơn giản là sự để ý tới những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhất.

Tại sao lại như vầy? Mong các bạn hãy dành ít phút đọc qua những trải nghiệm khi mình còn học Cử Nhân và Thạc Sĩ ở Phần Lan, cũng như hiện tại khi mình đang học bậc Tiến Sĩ ở Hoa Kỳ.

  1. Hồi mình còn học ở Phần Lan, những khóa học như Sơ Cấp Cứu (First Aid) và Sinh Tồn khi gặp Khủng Khoảng (Survival During Crisis) là những khóa học mà nhà trường khuyến khích cho các bạn sinh viên đăng kí học, chẳng hạn như ở Đại Học Aalto nơi mình từng học. Thậm chí có rất nhiều trường khác có quy chế để những khóa học này là những môn học bắt buộc: nếu các bạn không học thì sẽ khó mà tốt nghiệp. Đến khi mà mình qua thành phố Stillwater ở Oklahoma - một bang của Hoa Kỳ, nằm ở phía bắc Texas - mình cũng thấy một quy chế tương tự. Ở đây, ngay đầu năm học, trường mình (Đại Học Bang Oklahoma) đã bắt buộc các bạn sinh viên phải học và hoàn thành những khóa bảo vệ bản thân trước những mối nguy hại chẳng hạn như hỏa hạn, nã súng trong trường học, gặp lốc xoáy, v.v… v thì mới được đăng kí môn học.
  2. Ở Phần Lan và Hoa Kỳ, mình để ý hầu hết các công trình, nhà cửa luôn được thiết kế và xây dựng theo hướng đảm bảo rằng: (1) dù bạn có là người tàn tật, bạn vẫn sẽ tự mình ra vào một cách dễ dàng; (2) bạn sẽ dễ dàng thoát ra ngoài nếu như có sự cố hỏa hoạn cháy nổ; (3) nếu cần sơ cứu thì các bạn rất dễ tiếp cận những thiết bị hỗ trợ như máy khử rung tim (AED). Mặt khác, ở những khu vực/thành phố đông sinh viên như Stillwater chẳng hạn, các bạn rất dễ liên lạc với cảnh sát hay cứu hỏa qua những cột liên lạc khẩn cấp.
  3. Ngoài ra, nếu các bạn cần nhu yếu phẩm - gồm thực phẩm, băng vệ sinh, v.v… mà các bạn chưa có hoặc không có điều kiện mua được, các trường ở đây luôn có những khu vực mà bạn có thể dễ dàng tới mà lấy. Qua những điều mà mình tận mắt thấy ở trên, mình cảm nhận được rằng với các nước châu Âu và Bắc Hoa Kỳ, các cấp quản lý và lãnh đạo có sự ưu tiên lớn về vấn đề tiện nghi, an toàn cũng như tính mạng của các bạn sinh viên nói riêng và công dân của họ nói chung. Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội thật sự rất thương tâm. Tuy vậy, mình nghĩ rằng vụ cháy này có thể ngăn chặn được ngay từ đầu GIÁ NHƯ mà chủ đầu tư xây dựng có tâm, phía quản lý đô thị của quận Thanh Xuân làm việc có trách nhiệm hơn, và người dân ở chung cư này có điều kiện tiếp cận hơn với những bài học về cách sinh tồn trong tình huống nguy hiểm để họ có thể bảo vệ bản thân mình cũng như của người xung quanh dễ dàng hơn.

Buồn thay, cuộc đời không bao giờ có chữ giá như cả…

P.S.: Anh Nguyễn Hữu Trí của AWP vừa đăng một clip về kĩ năng sinh tồn khi gặp hỏa hoạn. Mọi người có thể qua trang hoặc kênh Youtube của anh để xem nhé. Mình để đường link tới clip của anh Trí ở comment phía dưới. Về việc Sơ Cấp Cứu, mọi người có thể liên hệ với BS. Đức Todigon Vo Quang để bác gửi tài liệu cũng như hướng dẫn để mọi người tham khảo.

P.S.S.: Theo như điều tra thì vụ việc cháy chung cư là đến từ pin xe điện. Chắc mọi người cũng biết là pin cho xe điện hay cho đồ điện tử là làm từ kim loại lithium - một kim loại kiềm rất dễ phản ứng vì vậy rất dễ gây cháy khi gặp nhiệt độ cao hay va đập mạnh, và nếu đã cháy thì rất khó dập bằng bình chữa cháy. Đó là nguyên nhân vì sao mà mọi người hay nghe những khuyến cáo yêu cầu như (1) KHÔNG ĐƯỢC để đồ điện tử hay pin dự phòng ở hành lý kí gửi khi lên máy bay, (2) KHÔNG NÊN để những đồ này trong cốp xe máy hay trong xe hơi (vì sợ rằng để quên ở bãi gửi xe dưới trời nắng nóngs sẽ dễ gây ra cháy nổ), (3) không mua pin và bộ có xuất xứ không rõ ràng (vì những loại này ko có những tính năng đảm bảo an toàn như ngắt sạc). Vậy nên, mọi người hãy lưu ý khi dùng để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.

P.S.S.S.: Mình đính kèm ảnh của trường mình hiện đang học để mọi người thấy rằng họ chú ý tới những điều nhỏ nhặt như thế nào.


English version

If someone ask you: “What does it mean to be civilized?” What would be your answer? You might say it’s about economic affluence, being flashy and magnificent, or having cleanliness and order. Or you might think it’s about easy access to amenities and comforts in life.

These definitions aren’t wrong, but for me, civilization sometimes means paying attention to even the smallest details.

Why do I think so? Let me share my experiences from my time studying for my Bachelor’s and Master’s degrees in Finland, and now as I pursue my PhD in the USA.

In Finland, courses like First Aid and Survival During Crisis were encouraged for students. At Aalto University, where I studied, these were even mandatory at many schools. In the USA, at Oklahoma State University, students must complete self-defense courses against hazards like fires, school shootings, and tornadoes before enrolling in classes.

In both Finland and the USA, buildings are designed to ensure: (1) accessibility for people with disabilities, (2) easy escape in case of a fire, and (3) availability of emergency aid devices like AEDs. In student-dense areas like Stillwater, emergency call posts make it easy to contact the police or fire department.

If you need essentials like food or sanitary products and can’t afford them, schools here have areas where you can easily get them.

From my observations, European and North American countries prioritize convenience, safety, and the well-being of students and citizens.

The mini apartment fire in Hanoi was truly tragic. However, this could have been prevented if the developer had integrity, urban management acted responsibly, and residents had better access to survival lessons.

Sadly, life doesn’t have “what ifs”…

P.S.: Mr. Nguyen Huu Tri from AWP just posted a video on survival skills in case of a fire. Check out his page or YouTube channel to watch it. Link in the comments below. For First Aid info, contact Dr. Duc Todigon Vo Quang for materials and guidance.

P.S.S.: The investigation revealed the fire was caused by an electric bicycle battery. Lithium batteries are highly reactive and can easily catch fire. Hence, the recommendations: (1) DON’T put electronics or spare batteries in checked luggage, (2) DON’T leave them in hot cars or trunks, (3) Avoid buying batteries/chargers of unknown origin. Stay safe!

P.S.S.S.: Attached is a photo of my current university to show how they pay attention to even the smallest details.